Bệnh cận thị là một căn bệnh rất dể mắc phải đối với lứa tuổi học sinh,có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cận thị, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đó là di truyền và môi trường.Học sinh dể bị cận thị là do nhãn cầu của trẻ còn phát triển về chiều dài và các thói quen tốt về vệ sinh thị giác chưa được hình thành cụ thể như góc học tập của các em bị thiếu ánh sáng, đọc sách lúc nhá nhem tối, đọc sách cúi sát mặt, khi viết bài cúi sát mặt xuống bàn.
1. Nguyên nhân cận thị
- Yếu tố di truyến: Từ 6 đến 12 tháng tuổi những trẻ bị ảnh hưởng di truyền bắt đầu cận thị. Do đó, cận thị thường được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học.
- Yếu tố vệ sinh trường học: Ở trường học, thường thấy các lớp càng cao, tỷ lệ cận thị càng tăng, ngoài yếu tố tuổi,còn phải đề cập đến yếu tố như:
+ Ánh sáng:
Thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu tăng độ chiếu sáng thị khả năng phân biệt những vật nhỏ sẽ tăng.Do vậy thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý trong khi học sẽ gây mệt mỏi thị lực, là một trong những yểu tố tạo điều kiện thuận lợi cho cận thị trường học.
+ Bàn ghế thiếu kích thước không phù hợp với lứa tuổi học sinh, sắp xếp sai quy cách.
+ Tư thế sai khi học như: cúi gần, nhìn gần, nằm, quỳ ôn bài ở nhà…
+ Một số yếu tố bất lợi khác như: sách vở, chữ viết… chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhìn gần liên tục, đọc sách, truyện quá nhiều, sử dụng máy vi tính,chơi tro chơi điện tử quá mức,do đó mắt phải quy tụ nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cận thị.
+ Yếu tố thể trạng: Nhứng trẻ em gầy yếu,hay ốm đau,dễ bị cận thị hơn những trẻ em khỏe mạnh, nhất là những trẻ em mất sức nhiều khi cúm, sởi ,ho gà, lao… cũng dễ bị cận thị nhiều hơn.
2. Nhận biết trẻ cận thị khi có biểu hiện sau
- Khi xem tivi hay chạy lại gần để nhìn, ở lớp hay chạy lại gần bảng mới thấy chữ, hoặc phải sao chép bài của bạn.
- Kết quả học tập sa sút hay chép đề bài sai hoặc viết chữ sai
- Hay nheo mắt khi xem Tivi hoặc nhìn một vật ở xa.
- Thường hay dịu mắt dù không buồn ngủ.
3. Phòng cận thị trường học
- Đảm bảo đủ ánh sáng khi học (tại phòng học và góc học tập ở nhà), tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt.
- Khi đọc phải giữ đúng khoảng cách từ mắt đến chữ là 35 – 40cm, ngồi học đúng tư thế với người thẳng, đầu hơi cúi góc 10 – 15độ.
- Sách, vở, truyện, chữ viết trên bảng… cần đảm chư to và đậm nét để học sinh nhìn rõ chữ.
- Không nên học, đọc truyện ,sử dụng vi tính và trò chơi điện tử quá lâu. Khi phải học bài liên tục trong nhiều giờ liền, mỗi giờ nên nhắm mắt lại hoặc nhìn xa 2-3 phút.
- Ăn uống đầy dủ chất dinh dưỡng ,đặc biệt các thức ăn có nhiều vi ta min A (hoa quả có mầu vàng đỏ , rau xanh thẫm, dầu gan cá…)