1. Tổ chức uống sữa tại lớp
- Thủ kho và !important; người nhận kiểm tra các hộp sữa trước khi phát và nhận sữa.
- Giáo viên khi nhận sữa tại lớp cần kiểm tra các hộp sữa một lần nữa trước khi phát cho học sinh.
- Giáo viên nên cho học sinh rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ nhận sữa để uống
- Giáo viên nên hướng dẫn các em nhấp 1 ngụm nhỏ, nếu thấy sữa bình thường ( vị ngọt không có vị chua, đằng) thì tiếp tục sử dụng, nếu có hiện tượng lạ thì báo GV xử lý ngay.
- Khuyến khích cho trẻ uống hết sữa trong 15 phút nếu không uống hết nên hủy phần sữa còn thừa.
- Sau khi HS uống hết GV nhắc các em gấp dẹp vở hộp sữa và xếp lại vào giỏ, thùng.
- HS tiểu học mang vỏ hộp về kho.
- Thủ kho kiểm điếm để khớp với số lượng phát ra.
2. Những lưu ý để triển khai chương trình sữa học đường an toàn - hiệu quả
a. Nhận biết các tình huống bất thường có thể xảy ra sau khi trẻ uống sữa
- Giảm - bất dung nạp lactose (xảy ra sau khoảng 30- 60 phút khi uống sữa)(nguyên nhân là do cá thể uống sữa mà ko phải do sữa hư hỏng): có các triệu chứng đặc hiệu gợi ý sau: buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng âm ỉ, tiêu chảy phân lỏng.
- Phản ứng dị ứng sữa (xảy ra sau vài phút khi uống sữa) (nguyên nhân là do cá thể uống sữa mà ko phải do sữa hư hỏng) : có các triệu chứng giống giảm- bất dung nạp lactose thêm các triệu chứng đặc hiệu sau: ngứa, nổi mẩn đỏ da, khó thở khò khè.
- Uống phải sữa hư hỏng: (xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày khi uống sữa) có các triệu chứng giống giảm- bất dung nạp lactose thêm các triệu chứng đặc hiệu sau: đau quặn bụng, sốt, tiêu phân có máu.
b. Hướng dẫn phòng ngừa và xử lý tình huống
* Sàng lọc đối tượng tham gia chương trình sữa học đường
- Trẻ đã bao giờ uống sữa bò hay sữa khác ngoài sữa mẹ?
- Trẻ có bao giờ bị buồn nôn, nôn, đau bụng, quấy khóc, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hay tiêu phân lỏng khi uống sữa bò?
- Trẻ có bao giờ bị: ngứa, hồng ban hay nổi mẩn hay khó thở hay khò khè khi uống sữa bò?
* Dấu hiệu nhận biết sữa hư hỏng
- Thùng sữa, hộp sữa mất hình dạng nguyên mẫu: méo mó, trương phồng, gập góc, mất cạnh.
- Màu sắc trạng thái hộp sữa bất thường: đổi màu so với nguyên mẫu, ẩm mốc, ẩm ướt, thẩm nước, thăm sữa, rò rỉ sữa ra ngoài hộp
- Màu sắc trạng thái dịch sữa bất thường: hỗn dịch sữa đổi màu, không còn màu trắng nguyên mẫu, sền sệt đặc hay vón cục, có mùi vị lạ hay ôi thui hay có mùi vị khó chịu.
3. Quy trình xử lý sự cố sức khỏe khi uống sữa
- Nếu HS mới tiếp xúc với với hộp sữa có vấn đề (mới cầm, chưa uống)=> thu lại hộp sữa có vấn đề=> Đưa học sinh rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn=> KIểm tra các hộp sữa còn lại trong lớp=> Cách ly thùng, hộp có vấn đề=> Chụp ảnh, lập biên bản=> Thông báo cho đại diện của Vinamilk để đổi lại.
- Nếu HS uống phải sữa hư hỏng (<=2 trường hợp) => Đưa trẻ đến phòng y tế của trường ngay tức thì => Cho trẻ uống nước ấm và theo dõi trong 30 phút
+ Nếu triệu chứng giảm dần và mất hẳn: Cho trẻ về lớp học tập, sinh hoạt bình thường.
+ Nếu triệu chứng không giảm hoặc tăng lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất.
- Nếu HS uống phải sữa hư hỏng do quá trình vận chuyển, lưu kho (>2 trường hợp):
+ Lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất.
+ Thông báo ngay cho Vina milk qua đường dây nóng 1900 636 979 để được hỗ trợ nhanh.
+ Thông báo cho cha mẹ học sinh về tình trạng sức khỏe, các biện pháp nhà trường đang thực hiện để chăm sóc học sinh. Tìm hiểu xem học sinh đã có vấn đề về sức khỏe trước đó khi ở nhà không.