I. Thông tin:
1. Thời gian: Giờ chào cờ ngày 09/12/2024
2. Hình thức: Trực tiếp (Giới thiệu tại sân trường)
3. Người giới thiệu: Học sinh
4. Thông tin thư mục: Cuốn Sách “Vừ A Dính” của Tô Hoài do Nhà xuất bản Kim Đồng in trên khổ 12 x 19 cm.

Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Đất nước Việt Nam ta có được như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam ta sánh vai được với các cường quốc năm châu như ngày hôm nay, phải kể đến công ơn của những anh hùng liệt sĩ và mỗi chúng ta đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Đó không phải là khẩu hiệu mà là hành động, hành động thiết thực của mỗi thiếu niên nhỏ tuổi như em. Trong mỗi chúng ta đều có riêng cho mình một thần tượng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân em, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên anh dũng Vừ A Dính.
Vừ A Dính sinh năm 1934 trong một gia đình người dân tộc Mông. Từ nhỏ, Dính đã tỏ ra thông minh, dũng cảm và nhanh nhẹn. Dưới sự bồi dưỡng của cha mẹ, Vừ A Dính đã sớm nhận thức được ý nghĩa của cách mạng và nuôi thù hận với giặc Pháp. Ngay từ khi chỉ mới 13 tuổi, Dính đã tham gia canh gác để bảo vệ bản làng trước sự tấn công của giặc. Trong phần II của cuốn sách em đọc có: Một lần, khi phát hiện giặc đang tiến hành cuộc tấn công, Dính đã liều mình lao vào cảnh báo bằng giọng nói lớn:
- Có Tây kia! Có Tây kia!'
Dân làng lao vào rừng, A Dính vội chạy về nhà kiểm tra xem mẹ và các em đã chạy vào rừng chưa, nhưng lại gặp một toán lính đang tiến tới. Họ đang dẫn phu khuân của cướp bóc trở về đồn. Ngay lập tức họ bắt A Dính theo để khiêng lợn. A Dính cố gắng hết sức để cõng một con lợn to. Khi đến một dốc gần suối, A Dính lên kế hoạch sử dụng địa hình để trốn. Anh ta giả vờ trượt chân, cuốn theo cả con lợn xuống dốc. Nhưng không may cho A Dính, cuối dốc anh ta bị một cành cây chặn ngang đường. Con lợn thoát ra và biến mất trong rừng. Bọn lính Pháp lao đến và đánh đuổi, sau đó bắt A Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Đồn trưởng Pháp ra lệnh:
- Nó đã làm mất con lợn, phải trả giá bằng tính mạng.
Khi biết sáng mai sẽ bị hành quyết, đêm đó Vừ A Dính đã kêu gọi ông Vừ Sa, một người già ở bản Phiêng Pi cũng bị bắt giữ, cùng nhau phá mái trại giam và vượt qua nhiều bốt canh để trốn thoát.
13 tuổi, Vừ A Dính bắt đầu cuộc hành trình xa rời gia đình, trở thành một thành viên liên lạc trong đội vũ trang của huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của anh hoạt động rộng lớn, từ châu Điện Biên đến châu Tuần Giáo và ngược lại, từ châu Tủa Chùa. Họ lẩn trốn và hiện diện tại nhiều bản làng khác nhau, để vận động và hỗ trợ bà con dân tộc, xây dựng tổ chức cách mạng và tổ chức kháng chiến bí mật chống lại sự xâm lược của Pháp.
Mặc dù cuộc sống trong kháng chiến đầy gian khổ, nhưng Vừ A Dính vẫn giữ lòng lạc quan và yêu đời. Anh ta rất hăng hái trong việc học hỏi và đạt thành tích khá cao trong học tập. Luôn mang theo cuốn sách trong ngực áo, anh ta học đọc và viết chữ rất thành thạo.
Hay ở phần VI cuốn sách: Do kẻ thù tăng cường săn lùng và tiêu diệt đội vũ trang, đơn vị của Dính phải liên tục di chuyển khắp nơi. Để bảo mật, họ thường cư trú trên các ngọn núi cao, xa nguồn nước. Điều này khiến cuộc sống trở nên cực kỳ khắc nghiệt. Dính được giao nhiệm vụ lấy nước và anh đã thực hiện nhiệm vụ đó rất khéo léo, luôn đảm bảo rằng đơn vị có đủ nước sạch để sử dụng. Nhiệm vụ chính của anh là duy trì giao thông và liên lạc. Mỗi khi được giao nhiệm vụ, Dính luôn mưu trí, đảm bảo an toàn và luôn trở về sớm hơn thời gian qui định. Đồng đội hỏi tại sao Dính lại thông thạo như vậy trong việc di chuyển qua rừng, Dính chỉ cười và nói:
- Từ nhỏ, tôi đã quen với việc leo núi, đi nhanh rồi đấy!
Giữa tháng 6 năm 1949, quân Pháp đã huy động mạnh mẽ lực lượng quân lính từ các đồn điểm trong khu vực để tiến hành vây hãm và tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân lính đổ về căn cứ quân sự Pú Nhung từ mọi hướng. Một đội quân Pháp do một đội lính Tây chỉ huy đã bí mật tiến hành phục kích tại một bản làng bỏ hoang gần Pú Nhung.
Trong lúc đó, Dính vừa gặp mẹ trở về một cách bí mật, trên lưng còn mang theo một túi đạn mà mẹ mới trao, còn người thì ướt sũng. Do sương mù phủ kín, việc quan sát trở nên khó khăn. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của quân giặc mà không hề hay biết. Đội trưởng lính Tây nhận ra đây là một đối tượng liên lạc của phe du kích, hắn tỏ ra tự tin và hỏi:
- Các ông đến từ đâu? (quân Pháp thường gọi cán bộ Việt Minh ở tỉnh Lai Châu là 'các ông tỉnh')
A Dính bình tĩnh đáp:
- Tôi không biết!
Một thành viên của đội lính Tây cất giọng lớn lên:
- Đám đàn ông mặc áo xanh kia mày mang bao đạn về để bọn chúng tôi bắn chết mà mày không biết à? Nếu mày không thú nhận ngay, tôi sẽ bắn mày vỡ đầu ngay lập tức!
Dính vẫn giữ vững bình tĩnh và trả lời:
- Tôi không biết!
Thằng lính Tây không kiềm chế được lòng căm giận, lao vào đánh Vừ A Dính dã man. Lũ giặc xen kẽ nhau tấn công, đánh Dính đến trưa mới dừng lại. Dù bị đánh tan nát, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ 'không biết!'. Một tên lính tàn bạo đã dùng súng cối đập gãy một bên chân của A Dính, làm cho cậu chảy máu và đau đớn. Mặc cho cơ thể bầm tím, Dính không lảng tránh và không phàn nàn. Đêm hôm đó, giặc trói Dính dưới gốc cây đào giữa rừng sương lạnh.
Ngày hôm sau, và mỗi đêm sau đó, kẻ thù tiếp tục tra tấn và để đói, khát Dính giữa rừng. Sự kiên định của Vừ A Dính đã khiến nhiều tên lính ác mặt. Vào sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, một đội lính Tây lại đến và cố gắng dụ dỗ Dính:
- Nếu mày nói một câu, tao sẽ cho mày thuốc, chữa chân gãy và đưa mày ăn uống đàng hoàng cùng thưởng tiền nhiều. Nào, mày nói đi, ông tỉnh ở đâu?
Dính không mở miệng, cứ lặng lẽ như tảng đá dù bị ép. Lúc đó, những người Thái, Mông, Xá bị bắt đi ngang qua nhìn thấy Dính, ai cũng rơi nước mắt. Dính nhận ra một người làng và vội nhắn bằng tiếng Mông:
- Các anh ra lấy túi tài liệu tôi giấu trong rừng.
Dù gặp ai quen Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác.
Thằng lính Tây ra lệnh cho đám lính:
• Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay. Lúc nào cũng đủ bốn thằng canh.
Vào đêm, chúng gửi 4 tên lính canh gác quanh A Dính. Biết khó trốn thoát khỏi kẻ thù, sáng hôm sau khi thằng lính Tây đến, Vừ A Dính giả vờ gật đầu: 'Biết rồi!' Thằng đội gọi lính mang sữa, bánh đến nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước rồi nói:
- Làm cáng cho tao!
Suốt một ngày, Dính dẫn bọn giặc đi khắp núi rừng nhưng vẫn không tiết lộ vị trí của đơn vị. Chiều tối, Dính dẫn chúng quay trở lại nơi ban đầu. Nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, Dính mỉm cười. Thấy bị lừa, thằng lính Tây giận dữ và bắn Dính. Sau đó, hắn ra lệnh treo xác Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc tẩu thoát được nhiều ngày nhờ xác Dính làm bẫy. Đó là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính hy sinh dũng cảm gần đồn Bản Chăn, chưa tròn 15 tuổi.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng đầy quả cảm ấy vẫn in đậm trong tâm trí của em. Anh chính là người truyền cho em cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ. Anh là người mà em vô cùng ngưỡng mộ. Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng là nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bài hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Là thiếu niên Việt Nam, em thấy rằng: Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho em trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
Học tập tấm gương; “ Tuổi nhỏ trí lớn” của Vừ A Dính, không chỉ riêng em mà tất cả các bạn học sinh trường Tiểu học Thạch Bàn B chúng em quyết tâm thi đua học và rèn luyện thật tốt. Luôn nghe lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ. Tích cực tham gia các hoạt động Đội, đặc biệt là hoạt động từ thiện để phần nào giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở lớp mình, trường mình và trên mọi miền của Tổ quốc.
Buổi giới thiệu sách tháng 12, chủ để “Tiếp bước cha anh” của thư viện nhà trường đến đây là hết rồi. Hẹn gặp lại các bạn ở buổi giới thiệu sách tháng 1 với chủ đề "Mừng Đảng mừng xuân"!
Chúc các bạn 1 tuần học mới hiệu quả. Kính chúc sức khỏe tất cả các thầy cô giáo.