1. Bệnh cúm mùa là gì?
Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm cúm A(H1N1), A(H3N2), cúm B và cúm C

2. Cơ chế lây bệnh?
Bệnh lây qua đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch tiết khi hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Bệnh có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong.
3. Dấu hiệu của bệnh cúm mùa là gì?
- Sốt (trên 38 độ) kéo dài 2-3 ngày;
- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi;
- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi;
- Ho (ho khan hoặc ho có đờm);
- Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng, ho.
- Ăn không ngon, mệt mỏi.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm. khan giọng, nói như nghẹt mũi.
- Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.
4. Làm gì khi mắc cảm cúm?
Nếu bản thân và gia đình có các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm như Ho, sốt, đau đầu, đau họng, đau cơ, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Đồng thời cũng nên phòng tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, bằng cách:
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Khi ho hay hắt xì nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng
- Rửa tay sau khi ho hay hắt xì
- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa phòng học cho thoáng, nhiều ánh sáng…
- Vệ sinh môi trường thông thoáng, không vứt rác tùy tiện…
5. Các biện pháp để phòng ngừa cúm mùa:
- Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.